Những thuật ngữ quán cafe thông dụng

Dành cho các bạn muốn tìm hiểu kinh doanh cafe hoặc học nghề pha chế có thể tiếp cận thuật ngữ quán cafe một cách nhanh nhất với nghề. Đó cũng là những thuật ngữ quán cafe  mà các bạn thường xuyên gặp trong quá trình làm việc tại quán cafe.

Bài viết này Việt cafe phân theo nhóm các thuật ngữ quán cafe hay gặp và bắt đầu từ:

Thuật ngữ quán cafe trong mô hình kinh doanh quán cafe 

Mô hình Semi Service: Thanh toán tại quầy, Phục vụ tại bàn

Mô hình Self Service: Khách hàng tự phục vụ

Mô hình truyền thống: Khách hàng chỉ việc đến quán, chọn bàn và chọn món, nhân viên sẽ thực hiện hết các công việc còn lại.

Mô hình café takeaway: Mô hình café mang đi

Thuật ngữ quán cafe trong nghề pha chế đồ uống

Barista: Chỉ những người làm pha chế đồ uống café làm việc trong các quán café, nhà hàng, khách sạn. Đây là một nghề hot và có mức thu nhập hấp dẫn.

Bartender là người làm nghề pha chế, chủ yếu là pha chế các loại thức uống có cồn như Cocktail và Mocktail. Người ta chia Bartender làm 2 nhóm chính là:

Bartender phổ thông:

– Pha chế được các loại đồ uống trong các quán café, bao gồm các loại cocktail, nước hoa quả, các loại đồ uống có cồn.

Bartender chuyên nghiệp:

– Có thể biểu diễn các màn pha chế tung hứng đòi hỏi kĩ thuật cao. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp cũng rất quan trọng đối với 1 bartender chuyên nghiệp.

Thuật ngữ quán cafe trong các món cafe pha máy

Espresso: Là loại café máy nguyên chất nhất. Các loại café máy khác hầu như là biến thể từ dòng café espresso này. Một ly Espresso khoảng 30ml, thường phục vụ cùng bánh quy và nước lọc

Latte, Cappuccino là món đồ uống đều gồm Espresso và sữa nóng và lớp bọt sữa. Cappuccino bồng bềnh hơn Latte nhưng với những người ngoại đạo thì thật khó để phân biệt loại đồ uống này

Café Mocha: Mocha là 1 loại café được tạo cho từ Espresso & sữa nóng, thêm hương vị chocolate (có thể là bột chocolate hoặc sauce chocolate).

Ice blended: Hiểu đơn giản thì đây là các món đồ uống đá xay: Iceblended thường có vẻ ngoài rất “ngon mắt” với ít hoa văn là chocolate, bánh quy, syrup, trái cây… tùy vào nguyên liệu chính.

Có các dòng ice blended phổ biến là: Coffee, Mocha, Vanilla, Caramel, Cookies, Fruit, Frappuccino… Và dù với dòng nào thì một ly ice blended cũng không thể có dưới 3 nguyên liệu.

Bạn nên lưu ý cách viết khi làm menu: Không phải ice blend mà là ice blended

Gelato

Tên gọi chung cho dòng kem cao cấp của Ý. Dòng kem này có giá trị cao hơn hẳn so với rất nhiều dòng kem khác bởi: hình thức hấp dẫn, hương vị thơm ngon, tốt cho sức khỏe hơn kem bình thường

Matcha: Dùng để chỉ loại bột trà xanh. Điểm đặc biệt của bột matcha là hương vị của trà dễ chịu, dịu đồng thời rất mạnh và ngát hương. Matcha được xem là Espresso trong các loại trà, với các món đồ uống nổi tiếng như Matcha đá xay, Kem matcha…

4. NGUYÊN LIỆU TRONG CÁC QUÁN CAFÉ

Syrup: hay nhiều người gọi là siro, loại nước được sử dụng tăng thêm hương vị cho các món, được sử dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đên Monin, thương hiệu của Pháp – mang hương vị trái cây đậm đặc, đa dạng, hương vị đặc trưng được nhiều barista và chủ quán café lựa chọn

Topping: vốn từ này để chỉ những nguyên liệu cho lên bề mặt bánh gato tăng thêm sự hấp dẫn. Topping thường là các loại hoa quả, chocolate, kẹo… đến hiện nay thì topping được hiểu là các loại nguyên liệu cho thêm vào các loại đồ uống như trân trâu, thạch, pudding….Các loại đồ uống trở nên hấp dẫn hơn khi cho thêm Topping

 Whipping cream

Kem sữa béo hay kem bông tuyết, có màu trắng và độ mềm bông xốp đặc trưng.

Kem whipping được dùng cho nhiều mục đích: trang trí đồ đá xay hoặc bánh kem. Bạn có thể làm kem Whipping từ dạng đóng hộp, đóng chai hoặc bình xịt. Chỉ số béo của kem là 38-40%, vì vậy ăn nhiều kem này có thể gây tăng cân.

Menu: Thực đơn cho khách lựa chọn đồ ăn và đồ uống. 1 menu tốt là 1 menu tốt phải thuận tiện cho khách hàng chọn món nhất. Bạn nên phân đồ uống và đồ ăn theo nhóm để khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn. Menu cũng không nên quá cồng kềnh, cỡ chữ to rõ ràng để tiện dụng cho người dùng.

5. DỤNG CỤ DÙNG TRONG QUÁN CAFÉ

Pump: Đơn giản là dụng cụ để bơm lấy hương liệu từ các loại chai cao, dài. Đây là 1 loại dụng cụ rất hữu dụng đặc biệt hay dùng cho các loại đường nước và syrup.

Jigger (mọi người thường gọi là jig đong): Ly định lượng đong đếm chính xác thể tích loại nguyên liệu cần dùng là chất lỏng.

Temper (nén cafe): loại để nén café sao cho bề mặt café mịn và cân bằng nhất, chuẩn bị cho quá trình chiết.

Bình French Press; French Press thực hiện việc pha chế bằng cách ngâm toàn bộ bột cà phê vào nước nóng cùng một bộ lưới lọc bằng kim loại. Điều này đảm bảo bạn sẽ có 1 tách cà phê với hương vị trọn vẹn và body đầy đặn.

Bài viết này tổng hợp thông tin về các món đồ uống cơ bản, thuật ngữ thường dùng trong ngành pha chế. Còn từ nào mà Việt cafe chưa nhắc tới trong đây thì Việt cafe rất mong sự đóng góp của các bạn. Và cũng đừng quên theo dõi lại bài viết này vì Việt cafe sẽ cập nhật thường xuyên, bổ sung các từ chuyên ngành để các bạn tham khảo.

(Việt cafe tổng hợp)